Đá Kim Cương - Lisa Bevere

03a. Bất Biến Như Đá Kim Cương - Lisa Bevere

03a. Bất Biến Như Đá Kim Cương - Lisa Bevere

Chúa Cứu Thế Giê-su hôm qua, ngày nay và cho đến đời đời không hề thay đổi. (Hê-bơ-rơ 13:8)

Trong cuộc đời tôi, nghỉ được cuối tuần thì rất hiếm. Ở nhà một mình vào cuối tuần thì càng lạ lùng nữa. Dẫu vậy, tôi thừa nhận là tôi đã trốn. Có lẽ tôi nghe bạn hỏi trốn khỏi điều gì đây? Vâng, cuốn sách này sẽ trả lời. Đây không phải là sự trì hoãn đã ngăn cản tôi dù tôi thừa nhận tôi có biệt tài xoay sở chuyện này rất giỏi. Không, tôi bị ám ảnh bởi một điều mà còn hơn là thời hạn.

DaKimCuong 1262x981

Tôi không chắc là tôi có cảm nhận tôi cần một sứ điệp có tầm quan trọng như thế không. Nhưng tôi cảm thấy một sự thúc bách không chỉ tìm ra những lời lẽ chính xác mà còn phải mô tả những lời này đúng chất giọng của nó. Lời cầu nguyện tha thiết của tôi là một khi tìm được cả những lời lẽ lẫn những câu Kinh Thánh, nó sẽ được tập hợp lại theo một cách mà không chỉ là để đọc . . . mà còn để đón nhận nó như một lời từ người bạn và người mẹ muốn bạn biết rằng bạn được yêu vượt quá sức tưởng tượng.

Hôm nay tôi bắt đầu bàn đến những gì tôi đã nói sơ qua và lặp lại nhiều lần. Tôi ngồi một mình với máy tính xách tay và không có buổi nhóm nào, nên không có sự kiện nào để núp phía sau cánh gà. Hôm ấy là ngày Thứ Bảy, văn phòng tôi đóng cửa và tôi xa nhà là vì mục đích viết cuốn sách này. Từ hồi sáng sớm, tôi chạy xe đạp đến chợ để mua một vài thức ăn cho những ngày tới. Tôi nạp năng lượng qua buổi ăn sáng bằng bánh mì. Tôi sẽ bắt đầu với những gì mà tôi nghe trong tâm linh tôi suốt buổi sáng hôm đó: “Ta là Chúa, Đấng không hề thay đổi.”

Tôi giật mình với những lời phán này. Suốt buổi sáng hôm ấy lời tuyên bố này cứ vang vọng trong đầu óc tôi. Cuối cùng tôi viết ra trong cuốn nhật kí của tôi. Thường thì một ý tưởng nào đó một khi đã được ghi lại và được nhìn nhận thì nó không còn âm ỉ nữa. Nhưng hôm nay dù đã ghi nhận những lời này cũng không làm cho nó im lặng. Tôi tìm nhóm từ này trong Kinh Thánh. Tôi thấy nó rất giống trong Malachi: “Vì chính Ta là CHÚA, Ta không hề thay đổi, cho nên các ngươi, con cái Gia-cốp sẽ không bị tận diệt.” (3:6).

Tôi chia câu này ra thành nhiều nhóm từ và nhiều ý đang khi tôi ngồi ăn gần hết ổ bánh mì.

Những lời đầu tiên tôi tra xem là những lời cuối cùng tôi nghe: “Ta không hề thay đổi.”

Đức Chúa Trời không thay đổi. Ngài không cần đổi thay. Ngài cam kết. Ngài là tất cả. Phản ứng của Ngài đối với chúng ta dựa trên sự thật Ngài là ai chứ không dựa trên việc chúng ta là người nào hay chúng ta không phải là người nào. Cảm tạ Chúa, vì nếu Đức Chúa Trời thay đổi, chúng ta thảy đều gặp rắc rối lớn.

Thật an ủi biết bao khi biết Đức Chúa Trời không thay đổi và thật run rẩy khi nhận ra rằng nếu Ngài thay đổi … nghĩa là chúng ta bị tiêu diệt hoàn toàn.

Ma-la-chi là sách cuối cùng của Cựu ước. Câu này theo sau năm câu đầu của chương 3, là chương mô tả thể nào Đức Chúa Trời sai một sứ giả dọn đường như lửa thợ bạc và như thuốc tẩy của thợ giặt. Hình ảnh lửa và thuốc tẩy cho thấy những tác nhân đem lại sự thử luyện và tẩy sạch. Dù Chúa chúng ta không thay đổi, nhưng Ngài quyết định tái tạo chúng ta sao cho chúng ta trở nên đầy đủ như chúng ta đã được Ngài tạo dựng.

Chính sự kiện Đức Chúa Trời không thay đổi này mà mang lại cho chúng ta sự can đảm để tin rằng chúng ta có thể làm được! Ngài lúc nào cũng tốt lành và thành tín.

Khi các con tôi còn nhỏ, chúng lẽ tự nhiên là cố gắng phá vỡ những giới hạn của chúng lẫn của tôi. Không phải lúc nào chúng cũng muốn theo cách của chúng. Có lúc chúng muốn biết những giới hạn thật của chúng. Chẳng hạn, tôi (mẹ chúng có thật sự có ý nói vậy không? Bao nhiêu lần tôi nói, “Nếu các con ném trái banh vào nhà lần nữa, các con sẽ mất luôn đó” trước khi banh mất thiệt? Liệu có phải là lời nói thật hay chỉ là hăm dọa chúng?

Khi tôi không kiên định, thì có sự rối trí cho mọi người liên hệ. Nếu tôi nói một đằng khi tôi vui và nói một nẽo khi tôi mệt, thì không có cách nào để biết những gì tôi nói nếu lúc đó tôi lại chuyển sang một trạng thái khác. Nếu tôi nói một đằng cho các con khi tôi có khách nhưng lại nói một nẽo lúc không có khách thì các con tôi không biết chắc tôi sẽ làm gì đây. Cho tới khi nào tôi kiên định thì các con tôi hoặc là do dự hoặc là không nghe lời.

Mới đây, tôi đang gọi cho một người mà chúng tôi mời đến tổ chức của chúng tôi để giúp chúng tôi sắp xếp cho những người khác có thêm một bộ phận nữa trong tổ chức chúng tôi. Ông hỏi tôi tại sao tôi lại thiếu đi niềm tin vào một lĩnh vực trong tổ chức chúng tôi đang khi đó tôi lại có niềm tin hoàn toàn vào một lĩnh vực khác. Chúng tôi nhận ra rằng sự việc là do thiếu sự rõ ràng. Vai trò của tôi là gì? Tôi không chắc là tôi có thẩm quyền ở bộ phận nào và bộ phận nào tôi không có. Khi bạn không biết người ta mong đợi nơi bạn điều gì, bạn không biết cách hành xử.

Chúng tôi chấp nhận làm sáng tỏ vấn đề. Chúa biết điều này. Chúa rất kiên định và nhất quán trong bản chất của Ngài. Chúa là tốt lành. Ngài làm điều tốt đẹp. Ngài ban cho chúng ta những gì tốt đẹp. Không có lí do gì chúng ta lại cho phép nghi ngờ phủ bóng trong suy nghĩ chúng ta.

Tất cả các ân huệ tốt lành cũng như tất cả các ân tứ toàn hảo đều đến từ trên cao và do Cha sáng láng ban xuống. Ngài chẳng bao giờ thay đổi, cũng không có bóng biến thiên nào nơi Ngài. (Gia 1:17)

Bản Dịch Diễn Ý diễn ý vế thứ hai của Gia-cơ 1:17 như sau: “Không có gì dối trá trong Đức Chúa Trời, không có chuyện hai mặt, không có chuyện giả trá.” Cha chúng ta không tìm cách gạt chúng ta hay canh lúc chúng ta sơ hở để nói lời nào đó mà thật ra không có ý như vậy. Ngài không nói điều này trước mặt chúng ta và rồi nói điều khác sau lưng chúng ta. Đức Chúa Trời của chúng ta đáng tin cậy và nói công khai sứ điệp nhất quán của Ngài cho hết thảy mọi người.

Một đoạn Kinh Thánh khác bày tỏ sự nhất quán không dời đổi của Ngài là Dân số 23:19:

Đức Chúa Trời đâu phải loài người để nói dối, Ngài đâu phải con loài người để đổi ý.

Có bao giờ Ngài nói mà không làm? Hay hứa mà không thực hiện?

Đức Chúa Trời không nói dối. Ngài không đổi ý. Ngài sẽ làm những gì Ngài nói Ngài làm. Những gì Ngài nói sẽ thành sự thật hoàn toàn. Điều gì đó có vẻ trông khác đi hay đến trễ hơn so với mong đợi của chúng ta, nhưng nó sẽ xảy ra. Đức Chúa Trời là đá kim cương, là ngọn núi không dời đổi, là Vầng Đá bất biến cao hơn những gì mà mắt chúng ta thấy được, vẫn biết rằng Ngài luôn ở đó. Vì Ngài bất biến, Lời Ngài và đường lối Ngài luôn nhất quán với nhau. Ngài không thể nói một đàng mà hành xử một nẽo. Ngài thống nhất trong tất cả lối diễn đạt của Ngài.

Văn tự trong những lời Ngài phán trong Cựu ước có thể trông khác khi áp dụng trong Tân ước nhưng tinh thần của Lời Ngài thì không khác. Trong giao ước Áp-ra-ham, phép cắt bì được đòi hỏi cho mọi bé trai, nhưng khi tin lành được giảng cho dân ngoại, việc này không đòi hỏi nữa. Nhưng Phao lô giải thích việc này như thế này:

Thật vậy, sự cắt bì của ngươi chỉ thật có giá trị nếu ngươi thực hành kinh luật, nhưng nếu ngươi vi phạm kinh luật thì sự cắt bì của ngươi trở thành như không cắt bì. Vì thế nếu người không cắt bì mà giữ giới răn của kinh luật thì người đó sẽ chẳng được kể như đã chịu cắt bì rồi sao? Và những người thể xác không cắt bì nhưng tuân giữ kinh luật sẽ đoán xét ngươi là kẻ có kinh luật Nt: văn tự (kinh luật viết thành văn tự) và chịu cắt bì mà vi phạm kinh luật. Vì không phải người Do Thái bề ngoài là người Do Thái thật, cũng không phải cắt bì phần xác bên ngoài là cắt bì thật. Nhưng người Do Thái thật là người Do Thái bề trong và cắt bì thật là cắt bì trong lòng, bởi Thánh Linh chứ không phải bởi văn tự. Người như thế thì được khen không phải từ người ta mà từ Đức Chúa Trời. (Rô 2:25-29)

Dấu hiệu bên ngoài có ích lợi gì nếu nó không đi kèm sự biến đổi bên trong? Và dĩ nhiên, sự biến đổi thật sự bên trong không đòi hỏi sự áp dụng luật pháp bên ngoài. Rốt lại, chính một tấm lòng được cắt bì mới là điều là lòng Chúa ước ao. Đây là vấn đề thiết thực mà chạm đến tấm lòng Cha và đến tinh thần của luật pháp, là yếu tố mang lại sự vâng lời. Tinh thần của luật pháp luôn luôn trổi vượt hơn đòi hỏi của xác thịt. Thánh Linh ban cho chúng ta quyền năng theo những cách mà luật pháp không bao giờ có thể làm được. Đức Chúa Trời không đổi ý . . . nhưng Ngài đổi lòng chúng ta. Hãy đọc những gì Ngài phán với Môi-se:

Nhưng bày tỏ tình thương đến ngàn đời cho ai yêu mến Ta và vâng giữ các điều răn Ta. (Phục 5:10)

Và một lần nữa:

Ôi, nếu lòng họ cứ kính sợ Ta và luôn vâng giữa mọi điều răn Ta, họ và con cháu họ sẽ được phước mãi mãi! (Phục 5:29)

Xuyên suốt giao ước với con người, sự kết hợp vượt trội luôn luôn là tình yêu và sự vâng lời. Tình yêu thêm sức cho chúng ta vâng lời. Chúa mong ước đổ tràn trề trên chúng ta tình yêu đời đời của Ngài, chứ không phải cả một danh sách về những luật lệ phải làm. Nếu Chúa có thể bước vào và thay đổi tấm lòng chúng ta cách đây nhiều năm tại núi Si-nai thì Ngài sẽ làm như vậy trong tương lai. Nhưng trái lại Ngài lại sai Chúa Giê-su để bày tỏ cho chúng ta tấm lòng của Ngài. Một khi tình yêu của Ngài dành cho chúng ta được bày tỏ, luật pháp duy nhất cần thiết lúc đó chính là luật yêu thương. Một lần nữa chúng ta đọc:

Đức Giê-su đáp: “Đây là điều lớn nhất: ‘Hỡi Y-sơ-ra-ên, hãy lắng nghe! Chúa, Đức Chúa Trời chúng ta là Chúa duy nhất. Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết trí, hết sức mà yêu kính Chúa là Đức Chúa Trời ngươi.’ Đây là điều răn thứ hai: ‘Hãy yêu thương người khác như chính mình.’ Không có điều răn nào lớn hơn hai điều nầy.” (Mác 12:29-31)

Mười điều răn của Cựu ước đã mở rộng thành các luật lệ về đạo đức, luật nghi lễ và luật dân sự nhưng Chúa Giê-su phán, “Tất cả Kinh Luật và Kinh Tiên Tri đều dựa vào hai điều răn này.” (Mat 22:40)

Pin It

Related Articles

Chúng tôi đang phát hành nhiều nhạc Music Video mới trên

Thông Tin

Mục Vụ Chia Sẻ Niềm Tin, Hy Vọng & Tình Yêu www.quangharvest.com  Email: info@quangharvest.com

Được lập nên từ tháng 05 năm 2015, là mục vụ nhằm truyền bá Tin Lành của Chúa trên các mạng xã hội cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi. Nguyện xin Chúa ban phước trên mục vụ ngày càng được mở rộng hơn.

Thống Kê Trực Tiếp 130 Quốc Gia

We have 7067 guests and no members online

Your Language