Đá Kim Cương - Lisa Bevere

06b. Ghét Như Đá Kim Cương - Lisa Bevere

06b. Ghét Như Đá Kim Cương - Lisa Bevere

Tham Lam

Kinh Thánh nói đến tội tham lam như là lòng tham và thờ thần tượng. Tôi đã nghe người ta nói rằng mối quan hệ không lành mạnh với tiền bạc (tham tiền) là rất nguy hiểm vì tiền bạc có khả năng khiến chúng ta cảm thấy như thần thánh. Chúng ta tưởng tượng mình đầy quyền lực và bất cứ điều gì chúng ta muốn đều nằm trong tầm tay của chúng ta. Tại sao tin cậy Chúa khi mà chúng ta có thể mua được quyền lực? Tham lam và ham muốn thường núp bóng rất tinh vi và vì thế nó hầu như được xã hội chấp nhận. Đừng bị lừa dối. Tham lam là ông chủ độc ác lừa lọc người ta nghĩ mình được tự do (Khải 3:7-8). Những nạn nhân của tham lam sẽ đánh giá mối quan hệ của họ bằng tài sản và địa vị lên trên mối quan hệ của họ với người khác. Sự rộng lượng và khiêm nhường là thuốc giải độc cho bệnh tham lam và thờ thần tượng.

DaKimCuong 1262x981

Chúa Giê-su cảnh cáo các môn đồ Ngài, “Không một đầy tớ nào có thể phục vụ hai chủ, vì sẽ ghét chủ này thương chủ kia, hoặc trọng chủ này mà khinh chủ kia. Các con không thể phục vụ Đức Chúa Trời lẫn tiền tài.” (Lu 16:13)

Tiền bạc là công cụ để sử dụng . . . không phải để ham muốn. Con người mới là đối tượng để yêu . . . không phải để lạm dụng - Đây là điều đem chúng ta đến điểm kế tiếp.

Ly dị

CHÚA, Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên phán: “Ta ghét sự ly dị; và Ta cũng ghét kẻ mang lớp áo bạo hành như thế đối với vợ.” Vậy tâm thần các ngươi hãy cẩn thận, và đừng bội bạc. (Mal 2:16)

Nỗi đau ly dị thật cay đắng và riêng tư. Đây là lí do Chúa ghét. Ngài không ghét những người đã ly dị . . .

Ngài ghét việc ly dị. Vào thời của Ma-la-chi, phụ nữ không có quyền ly dị chồng. Hãy tưởng tượng cảm giác của Cha thiên thượng khi Ngài nhìn thấy các người con gái giao ước của Ngài bị từ chối và bỏ rơi bởi chính những người con trai mà Ngài hy vọng yêu thương họ. Sự bỏ rơi này thường xảy ra để chạy theo các người vợ ngoại bang. Chúa ghét sự bạo lực và lấy làm xấu hổ cho việc làm này đã gây ra cho các con gái của Ngài. Bản dịch NIV nói một người ly dị vợ mình là “gây bạo lực cho người mà anh ta đáng lí phải bảo vệ” (Mat 2:16).

Chúng ta sống trong một thời kì mà phụ nữ cũng ly dị chồng mình. Đôi khi do sự phản bội vì không chung thủy và nỗi đau bị lạm dụng, một người phối ngẫu (dù nam hay nữ) cảm thấy rằng ly dị là chọn lựa hay nhất cho đời sống họ và cho sự an toàn của con cái. Trong những trường hợp này, ly dị là sự cung ứng nhằm ngăn cản một điều khác mà Chúa ghét . . . một người phụ nữ đã lấy chồng và không được yêu (Châm 30:23). Khi chúng ta đào sâu hơn, chúng ta thấy rằng việc Chúa ghét ly dị gắn liền với việc chúng ta đối xử cộc cằn với nhau.

Trong hôn nhân, Chúa đan dệt chúng ta với nhau bởi Thánh Linh Ngài để khiến chúng ta làm một:

Có phải Chúa khiến vợ chồng thành một không? Cả xác thịt lẫn tâm linh họ đều thuộc về Ngài. Và tại sao làm thành một? Vì Ngài tìm kiếm con cháu thánh thiện. Vậy tâm thần các ngươi hãy cẩn thận, đừng bội bạc vợ của thời thanh xuân của các ngươi.” (Mal 2:15)

Sự hiệp nhất trong hôn nhân là hình bóng trước về sự hợp nhất của Đấng Christ và hội thánh. Ly dị xuất phát từ sự ích kỷ, sự không chung thủy và sự khước từ đã làm méo mó ý niệm của Chúa với tư cách là Người Chồng không bao giờ lìa hay bỏ lơ chúng ta.

Chúa không muốn có bất kì sự lộn xộn nào về tình yêu kiên định của Ngài dành cho chúng ta. Ngài không có ý định bỏ qua sự bảo vệ giao ước mà Ngài lập với chúng ta. Ngài không hề xua đẩy chúng ta hay áp bức tàn bạo chúng ta. Dù chúng ta có làm cho Ngài thất vọng bao nhiêu lần đi nữa, Ngài không bao giờ làm chúng ta thất vọng.

Qua sự cung ứng đã dự trù cho việc ly dị dưới thời luật pháp, Đức Chúa Trời là người chồng chung thủy đối với nàng dâu của Ngài. Ly dị hạ thấp hình ảnh của Christ và hội thánh Ngài, của Chàng Rể luôn chung thủy ngay cả khi chúng ta không thủy chung.

Chúa biết - và chúng ta biết - rằng Iy dị có lịch sử về những gia đình và tấm lòng tan nát. Chúa dự bị sẵn vì Ngài ghét sự lạm dụng tàn bạo của việc không chung thủy và việc bỏ rơi, nhưng ly dị không hề là hy vọng nguyên thủy của Ngài cho giao ước hôn nhân.

Tiêu Chuẩn Nước Đôi và Việc Giả Hình

CHÚA ghê tởm cái cân gian trá,

Nhưng quả cân đúng làm Ngài hài lòng. (Châm 11:1)

Trái cân nhẹ là điều ghê tởm đối với CHÚA; Cây cân gian trá là điều không đẹp lòng Ngài. (Châm 20:23)

Chúa Giê-su liên tục phơi bày sự giả hình của những người Pha ri si. Ngài bận rộn lo việc Cha Ngài, xây dựng Nước Trời, trong khi đó họ bận rộn dựng lên luật lệ của vương quốc con người. Họ ép người ta vào những tiêu chuẩn cao mà chính họ không sống tới. Tính nước đôi của họ làm đục nguồn nước được định là phải trong sạch. Như chúng ta đã nói trước đó, họ tin là không được chữa lành vào ngày Sa-bát. Một cái là dấu hiệu của giao ước và còn cái kia nói về phép lạ. Chúa Giê-su cảnh cáo các môn đồ trong Ma-thi-ơ 23:2-4:

Các chuyên gia kinh luật và người Pha-ri-si ngồi trên ghế giáo huấn của Môi-se. Nghĩa là có thẩm quyền giải nghĩa kinh luật và dạy dỗ như Môi-se

Vậy hãy làm và giữ tất cả những gì họ dạy nhưng đừng hành động như họ vì họ nói mà không làm. Họ buộc những gánh nặng quá sức trên vai người khác, nhưng chính mình thì không muốn động đến một ngón tay.

Chúng ta sẽ mãi mãi bị buộc phải giảng mà không có khả năng thực hành nếu động cơ của chúng ta là để người khác thấy thay vì nâng người khác lên. Tôn giáo sẽ bị chọc giận do lòng kiêu ngạo và giả hình để trấn áp những kẻ theo nó. Các lãnh đạo giả hình tin rằng hạ bệ người khác sẽ nhấc họ lên cao. Điều này trái ngược với cách Vương quốc Chúa vận hành. Chúng ta phải cúi xuống trước mặt Ngài để Ngài nhấc chúng ta lên. Một khi được nhấc lên, chúng ta lại cúi xuống để nhấc người khác lên. Với cả lòng thành thật, nhiều người được ích lợi khi học từ những thất bại của tôi hơn là những gì gọi là thành công.

Trước khi chúng ta phấn khởi về việc ghét sự giả hình của người khác, chúng ta hãy xin Đức Thánh Linh bày tỏ những chỗ nào làm hoen ố chúng ta. Sự giả hình có thể len lõi vào bên trong mỗi chúng ta. Tôi thấy rằng điều duy nhất bứng nó khỏi là Lời Chúa. Ánh sáng của lẽ thật sẽ chia cắt động cơ của chúng ta và phơi bày bóng tối nào len lõi khi chúng ta lơ là. Hãy can đảm chống lại kẻ thù này. Nó rất tinh vi. Sự giả hình ghét sự chân thật, nên hãy chủ ý vây quanh mình những con người nói thật. Hãy mở lòng ra với những con người ngay thẳng và nhờ họ cho lời khuyên chân thành. (Xin lỗi, nhưng chuyện này không nên làm trên Facebook.)

Khướt Từ Sự Khôn Ngoan

Khôn ngoan: bạn hoặc yêu thích hoặc ghét bỏ. Cách để học yêu thích khôn ngoan là bắt đầu chọn yêu thích những gì chúng ta tự nhiên ghét: sự kỉ luật. Hãy lắng nghe lời khuyên khôn ngoan:

Hỡi những kẻ dại dột, các ngươi yêu mến sự dại dột cho đến bao giờ? Những kẻ nhạo báng vui thích trong việc nhạo báng và những kẻ ngu dại ghét sự hiểu biết cho đến khi nào? Hãy trở lại khi ta quở trách; Này ta sẽ đổ thần ta trên các ngươi; sẽ cho các ngươi biết những lời ta. (Châm 1:22-23)

Nếu có thời điểm nào đó chúng ta cần sự tuôn đổ của khôn ngoan thì đó chính là bây giờ! Cá nhân tôi mong mỏi câu trả lời cho các câu hỏi tôi chưa bao giờ nghĩ là chúng ta hỏi. Trong một thế giới đảo điên như hiện nay, chúng ta cần quay trở lại Kinh Thánh, chính những lời này đã hình thành quả đất của chúng ta.

Trong Châm ngôn 8, tiếng nói khôn ngoan nói ra và mô tả sự kính sợ Chúa là ghét tội ác: “Sự kính sợ Chúa là ghét điều ác. Kiêu ngạo và khoe khoang cùng con đường gian ác và lời nói tà bậy Ta đều ghét” (c.13).

Thi thiên 34 nói:

Hỡi các con, hãy đến nghe ta,

Ta sẽ dạy các con sự kính sợ CHÚA.

Ai là người khao khát sống,

Thích được trường thọ để thấy phước lành.

Hãy giữ lưỡi mình khỏi lời độc ác,

Và môi mình khỏi lời gian dối.

Hãy lánh điều dữ và làm điều lành,

Hãy tìm kiếm và theo đuổi hòa bình. (c.11-14)

Các đoạn này nhấn mạnh việc kết hợp lời nói băng hoại và cách thức kiêu ngạo sẽ sinh ra điều ác.

Trong sách Gióp, sự kính sợ Chúa đi kèm với khôn ngoan: “Kính sợ Chúa, chính đó là khôn ngoan, lìa bỏ điều ác, chính đó là thông sáng.” (28:28)

Các đoạn khác mô tả sự kính sợ Chúa là run sợ trước Lời Ngài. Tôi tin đây là tư thế hạ mình mà trong đó chúng ta phó mình cho lòng thương xót của Chúa trước khải thị về sự thánh khiết của Ngài và về sự thiếu sót của chúng ta.

Ngay cả Chúa Giê-su lấy làm vui trong sự kính sợ Chúa. Ê-sai tiên tri cách Đức Thánh Linh được biểu lộ trong đời sống của Chúa Giê-su:

Thần của CHÚA sẽ ngự trên Ngài, Là thần khôn ngoan và hiểu biết, Thần mưu lược và quyền năng, Thần tri thức và kính sợ CHÚA. Ngài vui mừng trong sự kính sợ CHÚA. Ngài sẽ không xét xử theo mắt thấy, cũng không quyết định bằng tai nghe. (11:2-3)

Nếu chúng ta thừa nhận sự hư hỏng trong cách sống và suy nghĩ của chúng ta, Ngài không đối xử với chúng ta theo lối sống tội lỗi của chúng ta. Ngài không đo lường chúng ta bởi sự thiếu hụt của chúng ta mà bởi chiều cao của tình yêu kiên định của Ngài dành cho chúng ta.

Tội Ác

Tình yêu thương phải chân thành. Hãy ghê tởm điều dữ, gắn bó với điều lành. (Rô 12:9)

Yêu và ghê tởm cả hai đều là những chọn lựa có ý thức. Yêu mọi người thật khó, nhưng với Chúa mọi sự đều có thể. Yêu mọi thứ thì không trung thực và thực tế là không thể được. Trong thời đại của chúng ta, tội ác là điều không tránh khỏi. Tôi hiểu điều đó. Nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta cho phép mình bị áp bức và bị làm cho sợ hãi để im lặng. Đây không phải là lúc để trở nên trung lập.

Chúng ta nên ghê tởm nghèo thiếu nhưng cùng lúc yêu thương những người nghèo khổ.

Chúng ta nên ghét chiến tranh nhưng yêu thương những người góa bụa và mồ côi và người tị nạn mà chiến tranh gây ra.

Ghét điều ác không phải là giấy phép để hận thù. Chúng ta không phải là những tên khủng bố . . . chúng ta là cơ đốc nhân. Chúng ta là những người được xức dầu để lấy điều thiện thắng điều ác. Nên chúng ta không nói dối và gọi xấu là tốt. Chúng ta không tranh cãi bằng lời nói mà thôi. Chúng ta sống theo lẽ thật, nói lẽ thật, và chiến đấu cho lẽ thật mà chúng ta sống.

Hội thánh không phải lúc nào cũng làm việc này tốt.

Tôi cũng không làm việc này tốt. Tôi muốn làm tốt hơn.

Đã quá lâu, chúng ta nổi tiếng là chống lại tội ác hơn là ủng hộ điều gì đó hay Đấng nào đó (Chúa Giê-su). Trong nỗ lực giữ cho cân bằng, hội thánh dường như đã tiếp thu trào lưu của thế gian để tán thành mọi thứ và gọi đó là yêu thương. Một lần nữa, chúng ta yêu thương mọi người. Nhưng chúng ta làm việc này với ý thức rằng chúng ta đang ở giữa cuộc chiến, nghĩa là chúng ta không thể yêu thương mọi thứ. Như Charles Spurgeon viết, «Chúng ta chắc chắn phải yêu thương kẻ thù, nhưng chúng ta không buộc phải yêu thương kẻ thù của Chúa. Chúng ta phải cầu mong, vì là kẻ thù, chúng bị sụp đổ hoàn toàn, nhưng cầu mong những con người ăn năn hối cải để họ nhận sự tha tội của Chúa và trở thành bạn của Ngài, môn đồ và đầy tớ của Chúa.»

Chúng ta quá sợ bị buộc tội là hay phán xét đến độ chúng ta nín câm. Chúng ta không thể như người vợ, sau khi không giải quyết sự bất đồng với chồng mình, giữ mình im lặng thay vì cam kết học giải quyết bất đồng tốt hơn. Sự im lặng của người vợ này cuối cùng sẽ làm tổn hại mối quan hệ của họ và làm tắc nghẽn sự tăng trưởng. Thay vì giam mình vào thất bại của quá khứ, chúng ta hãy tiến tới trong lẽ thật, trong sự khiêm nhường và trong tình yêu để vun trồng tương lai. Chúng ta bắt đầu bằng cách cam kết ghê tởm chính những đồng cảm với những điều Chúa ghét.

Khi chúng ta bắt đầu sống lẽ thật trong tình yêu, người khác mới có thể lắng nghe chúng ta khi chúng ta nói lẽ thật trong tình yêu. Điều này rất quan trọng vì . . .

Tình yêu mà không có lẽ thật là dối trá.

Bạn Ghét Điều Gì?

Những gì bạn ghét có lẽ là điều làm bạn sợ. Tôi không thích rắn, nhện hay bò cạp. Tôi nghét ba con đó, nhưng ghét nhất là con rắn. Nếu tôi thấy một con bò cạp, tôi giết ngay. Tôi biến nó là kẻ thù của tôi vì nó cắn đứa con nhỏ của tôi lúc cháu bốn tuổi. (Cảnh báo: nó giả vờ chết để nó có thể cắn bạn.) Con nhện thì hơi khó khăn cho tôi một tí. Cách nó bò làm tôi hơi sợ. Tôi nhờ chồng tôi hay các con tôi giết nó. Nếu không ai có nhà, tôi kéo nó ra. Rắn thì là một chuyện khác. Bạn không thể dùng giày giết rắn. Tôi không nghĩ vậy nhưng một lần nữa, tôi chưa bao giờ thử.

Tôi viết sách ngay góc nhà tôi. Phía trên bàn làm việc của tôi là cái dao lớn. Để cho tôi không hoảng sợ, tôi quyết định nếu tôi ở nhà một mình và phát hiện ra con rắn trong nhà, tôi sẽ tấn công. Tôi sẽ cầm dao trong tay và với lời cầu nguyện lớn tiếng, tôi sẽ giết nó! Tôi cam kết sẽ ra tay vì rắn không được phép tung hoành trong nhà tôi và đẻ trứng ở đó. Tại sao? Vì những người thân yêu ở trong nhà tôi.

Có nhiều thứ khác tôi ghét nữa. Những thứ đe dọa hết thảy chúng ta. Tôi hét nạn lạm dụng tình dục trẻ em. Tôi ghét nạn buôn bán tình dục thuộc bất kì lứa tuổi nào hay phái tính nào. Và tôi không bao giờ nói chuyện với ai ủng hộ chuyện này. Chúng ta biết rằng những hành động này khiến cho cả nạn nhân lẫn kẻ lạm dụng bị thiệt hại. Sự tàn bạo và băng hoại của họ sẽ làm tổn thương những ai liên hệ. Vì chúng ta yêu thương con người, thật có lí để chúng ta ghét những hành động này. Nhưng ghét nạn buôn bán tình dục và nạn lạm dụng tình dục thì chưa đủ. Chúng ta phải ghét việc xem tranh ảnh khiêu dâm nữa.

Tại Sao?

Tranh ảnh khiêu dâm là chất xúc tác nằm sau việc lạm dụng tình dục và buôn bán tình dục. Chúng ta không thể yêu thương, thích thú hay mỉm cười với tranh ảnh khiêu dâm mà thật sự ghét việc lạm dụng tình dục và buôn bán tình dục. Để thật sự yêu các nạn nhân của việc lạm dụng và buôn bán, chúng ta phải ghê tởm chất xúc tác của những tệ nạn này . . . phim ảnh đồi trụy. Để thật sự yêu thương, chúng ta phải ghét những gì làm hao mòn linh hồn của người khác trong việc lạm dụng và gài bẫy phụ nữ và trẻ em.

Phim ảnh đồi trụy hạ thấp tình yêu, giả mạo sự gần gũi và khinh lờn món quà tốt đẹp và kì diệu của tình dục. Nó bắt con người ta làm nô lệ, là những người mà Chúa muốn họ được tự do. Biết được điều này, tôi chọn khinh bỉ mọi hình thức tranh ảnh khiêu dâm như sách vỡ, phim ảnh, tạp chí hay trên mạng).

Tôi phải gớm ghiếc những gì mà tranh ảnh khiêu dâm thích làm vì những gì gây tổn hại tình yêu là xấu xa. Tôi kinh tởm những gì mà tranh ảnh khiêu dâm gây ra cho hôn nhân. Tôi nghe quá nhiều câu chuyện về các phụ nữ nằm trên giường thắc mắc không biết chồng mình có sờ mình không. Họ thấy mình không được chồng ham muốn nữa. Họ ước gì mình hấp dẫn hơn thì chồng họ sẽ ham muốn họ. Rồi thì họ học biết rằng họ có một đối thủ, một đối thủ vô hình về tình dục ảo mà đã làm hoen ố sự gần gũi của họ. Chồng họ đã phó đam mê cho cô ả nào đó trên mạng mà họ không cần phải sờ mó.

Buồn thay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc vào cái vòng lẫn quẫn hủy diệt này. Một khảo cứu mới đây cho biết một trong ba phụ nữ xem phim ảnh khiêu dâm hàng tuần. The Huffington Post tuyên bố, “Tranh ảnh khiêu dâm có thêm nhiều khách viếng thăm hàng tháng hơn là trang Netflix, Amazon và Twitter cộng lại.” Theo Fight The New Drug, “Chỉ riêng năm vừa rồi, 91,980,225,000 video được xem trên Pornhub. Đó là 12.5 video cho mỗi người trên hành tinh này.”

Quá Kinh Tởm!

Tranh ảnh khiêu dâm không phải là tình yêu Tranh ảnh khiêu dâm hãm hiếp tâm trí chúng ta khi nó biến con người thành đồ vật và hạ thấp con người là người được tạo dựng theo ảnh tượng và hình ảnh của Đấng Tạo Hóa. Rồi sự xấu hổ này len lỏi vào và hãm áp những kẻ mà hình ảnh xấu này bắt phục. Chúng ta phải yêu thương những ai bị nô lệ cho nó cùng lúc hãy ghét ngành công nghệ đang từ từ cài bẫy biết bao nạn nhân.

Khi chúng ta không ghét điều ác, tình yêu của chúng ta không thật.

Bản Diễn Ý của Rô ma 12:9 diễn tả văn thơ hơn:

Tình yêu thương phải chân thành. Phải ghét bỏ điều ác và gắn bó điều thiện.

Sự cám dỗ là phải giữ im lặng có thể được khắc phục, đặc biệt khi chúng ta biết rằng việc lên tiếng nghĩa là chúng ta sẽ bị cho là ngu dốt và quá khích. Mỗi khi tôi lên tiếng chống lại vấn đề này, tôi bị tấn công bởi những cơ đốc nhân lập luận rằng những gì họ làm ở chốn riêng tư là việc của họ và họ đúng. Nhưng cùng lúc, tôi không thể cứ mãi im lặng, vì tôi đã thấy mặt trái của tranh ảnh khiêu dâm. Tôi đã thấy được những nạn nhân của chuyện này, thành những người buôn bán tình dục và lạm dụng tình dục trẻ em và làm li tán nhiều cuộc hôn nhân và trở thành những kẻ nghiện tình dục. Khi tôi lên tiếng, mạng xã hội tôi bị hack và tôi bị thay thế bằng những hình ảnh và video khiêu dâm do những kẻ chủ mưu đăng lên.

Chúng ta không còn mỉm cười với điều ác từ xa nữa. Chúng ta không thể liếc mắt hay cho phép mình lần lữa ngay trước mắt mình. Chúng ta không thể im lặng vì chúng ta không muốn gây ra rắc rối. Nếu chúng ta bị mắc bẫy, chúng ta cần giúp đỡ. Khi liên quan đến việc bảo vệ tình yêu, chúng ta không thể im lặng. Chúng ta không thể đeo mặt nạ giả hình.

Theo Chúa, Tấm Gương của Chúng Ta

Charles Spurgeon nói, “Những gì Chúa Giê-su yêu, chúng ta yêu; những gì Chúa Giê-su ghét, chúng ta ghét; những gì Chúa Giê-su tìm kiếm; chúng ta tìm kiếm; những gì Chúa Giê-su tránh xa, chúng ta tránh xa. Đây là tình bạn hữu thiết thực khi mà có một tấm lòng trong hai thể xác.”

Như Spurgeon nói, Chúa Giê-su là tấm gương của chúng ta trong cả tình yêu lẫn ghét bỏ. Chúa Giê-su yêu điều gì? Con người. Chúa Giê-su yêu và tìm kiếm giải cứu mọi người hư mất. Chúa Giê-su yêu kẻ thù của Ngài và gọi họ là bạn hữu. Tình bạn với Đức Chúa Trời không có chuyện ghét bỏ con người.

Chúa Giê-su ghét điều gì? Chúa Giê-su ghét kẻ thù của tình yêu . . . tôn giáo giả hình là Ngài ghét nhất. Khi tôi tìm hiểu ý nghĩa của việc giả hình, tôi thấy nhiều lĩnh vực mà tôi là kẻ giả hình. Đó là chỗ mà tôi muốn mối quan hệ với người khác hơn là muốn giải cứu họ, là chỗ mà tôi im lặng hơn là tôi muốn giải cứu họ, là chỗ tôi thích được ve vãn hơn là vội tránh xa, là chỗ mà tôi không chịu ghê tởm bây giờ thì tương lai sẽ thành bình thường trong đời sống của con cháu tôi.

G.K. Chesterton nói, “Sự dung túng là tính tình của một người không có niềm tin.” Tôi e rằng chúng ta đã chọn dung túng nhiều điều mà một ngày nào đó sẽ đe dọa để hãm áp chúng ta. Chúng ta phải luôn tử tế và kính trọng, nhưng im lặng để dung túng có thể trở thành một mô thức tán đồng.

Chúa Giê-su tìm kiếm điều gì? Chúa bảo chúng ta: “Nhưng trước hết hãy tìm kiếm Nước Đức Chúa Trời và công chính của Ngài, và những điều này sẽ thêm cho các ngươi” (Mat 6:33)

Còn tránh xa nghĩa là gì? Chúa Giê-su tránh xa điều gì? Tránh xa nghĩa là tránh điều gì đó bằng cách quay khỏi nó. Đây là điều chúng ta đã mô tả. Chúng ta không ngồi chung với điều ác, nheo mắt nhìn sự hư hoại hay nói chuyện về những việc hư không. Phao lô mô tả điều này rất hay:

Để mở mắt họ, dìu dắt họ từ tối tăm quay về ánh sáng, từ quyền lực của Sa-tan trở lại với Đức Chúa Trời, và nhờ tin Ta họ được tha tội và hưởng phần cơ nghiệp với các thánh đồ.’ (Công vụ 26:18)

Chúng ta không lánh xa con người. Chúng ta cầu nguyện để họ quay khỏi bóng tối.

Trước khi tôi được tái sanh, tôi là kẻ thù của Chúa thay vì là bạn của Ngài. Khi tấm lòng cứng cỏi của tôi trở thành tấm lòng bằng thịt, tôi cảm nhận điều gì làm đau lòng Ngài. Bước theo sự lãnh đạo của Chúa Giê-su là một lối sống. Chúng ta quay khỏi những gì trước đây chúng ta rất thích để nắm lấy những gì Ngài quí trọng.

Cách đây hơn một thế kỉ, Charles Spurgeon viết, “Thời hiện tại rất khiếm nhã đó là nếu một người yêu mến Cứu Chúa thì người đó là cuồng tín và nếu người đó ghét quyền lực của tội ác thì người đó là một người bảo thủ.”

Tôi không thể tưởng tượng rằng những gì ông nói là cho thời đại chúng ta. Nền văn hóa của chúng ta không còn cuồng tín nữa - nó bị hư hoại rồi.

Chúng ta phải yêu lẽ thật, là điều giải phóng người ta, cùng lúc ghét những lời dối trá đã trói buộc họ.

Cũng như Đức Chúa Trời là ánh sáng không có bóng tối, Ngài là tốt lành, không có xấu xa. Đức Chúa Trời hoàn toàn tốt lành, không thể có một phần xấu được. Không có liên minh giữa ánh sáng và bóng tối, không có sự giao hảo nào giữa điều đúng và điều sai, và các thần tượng của ma quỷ không thuộc về đền thờ của Đức Chúa Trời. Vậy điều gì thuộc về Chúa Giê-su? Sách Hê bơ rơ trích lời tiên tri của Đa vít trong Thi thiên 45:6-7:

Nhưng nói về Con, Ngài phán: “Hỡi Đức Chúa Trời, Ngôi Ngài tồn tại đời đời, Vương trượng công chính là vương trượng của vương quốc Ngài. Chúa yêu chuộng công chính và ghét vô đạo. Nên Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của Chúa Ctd: cho nên, hỡi Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời của Chúa đã xức dầu vui mừng cho Chúa, Đặt Chúa cao cả hơn các đồng bạn Ngài.” (Hê 1:8-9)

Chúa Giê-su yêu sự công chính và ghét sự gian ác. Có thể nào chúng ta là môn đồ Ngài làm khác sao? Đây là lúc chúng ta nhớ rằng sự bắt bớ là một phần của kiện hàng.

Phước cho các con khi vì Con Người mà bị người ta ghen ghét, loại trừ, lăng mạ, và xóa bỏ tên các con như phường gian ác. Ngày ấy, các con hãy vui mừng nhảy múa, vì các con sẽ được trọng thưởng Ctd: phần thưởng con trên trời; vì tổ phụ họ cũng đã bạc đãi các tiên tri của Chúa như thế. (Lu 6:22-23)

Sự Phân Biệt

Charles Spurgeon nói, “Sự phân biệt không phải là biết sự khác biệt giữa đúng và sai, mà là biết sự khác nhau giữa điều đúng và điều hầu như đúng.”

Có rất nhiều điều trông vẻ đúng nhưng cảm nhận sai. Chúng ta sống trong thời đại mà đòi hỏi sự hiểu biết đầy đủ Kinh Thánh cộng với sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh. Kinh Thánh cung cấp cho chúng ta cái khung và Đức Thánh Linh sẽ ban cho chúng ta lời sự sống. Chúng ta cần Đức Thánh Linh soi sáng Lời Đức Chúa Trời để chúng ta có thể biết cách yêu ai và cách nào để ghét bỏ điều gì. Để đạt mục tiêu đó, tôi nương nhờ rất nhiều vào Kinh Thánh khi tôi viết chương này. Thật ra có quá nhiều đoạn Kinh Thánh bàn đến trong những trang sách này, nên tôi ghi ra thêm để bạn tham khảo ở phần phụ lục

1. Xin hãy cầu nguyện và xin Đức Thánh Linh chỉ cách áp dụng những đoạn Kinh Thánh này vào đời sống bạn.

Thay vì nói cho bạn nên nghĩ gì, tôi muốn để Đức Thánh Linh dẫn dắt bạn. Khi chúng ta đi tiếp chương tới, liệu bạn cầu nguyện với tôi được không?

Lạy Cha thiên thượng,

Con muốn yêu điều Ngài yêu và cách Ngài yêu. Con không muốn thành kẻ giả hình. Con không muốn hành xử ngu dốt. Con xin Ngài dạy con những gì Ngài ghét để tình yêu Ngài chan chứa trong đời sống con. Đức Thánh Linh ơi, hãy thở những câu Kinh Thánh này vào con và biến nó thành riêng cho con. Hãy ban cho con sự can đảm để phá vỡ im lặng bằng những lời lẽ mang lại tự do cho người khác. Con cầu nguyện trong Danh Chúa Giê-su! Amen.

Pin It

Related Articles

Chúng tôi đang phát hành nhiều nhạc Music Video mới trên

Thông Tin

Mục Vụ Chia Sẻ Niềm Tin, Hy Vọng & Tình Yêu www.quangharvest.com  Email: info@quangharvest.com

Được lập nên từ tháng 05 năm 2015, là mục vụ nhằm truyền bá Tin Lành của Chúa trên các mạng xã hội cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi. Nguyện xin Chúa ban phước trên mục vụ ngày càng được mở rộng hơn.

Thống Kê Trực Tiếp 131 Quốc Gia

We have 3282 guests and no members online

Your Language